Viện Khoa học và Công nghệ

1. Tên gọi: Viện Khoa học và Công nghệ

2. Chức năng, nhiệm vụ

2.1. Chức năng: Viện Khoa học và Công nghệ là đơn vị trực thuộc Trường Đại học Khoa học, được hình thành trên cơ sở sát nhập Khoa Vật lý & Công nghệ với bộ phận Quản lý Khoa học. Viện có chức năng tham mưu cho Ban Giám hiệu trong công tác quản lý và định hướng phát triển khoa học và công nghệ của Nhà trường; quản lý hệ thống các trang thiết bị và phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu khoa học; đào tạo hoặc liên kết đào tạo ở trình độ Đại học và sau đại học với chuyên ngành vật lý, quang học hoặc các lĩnh vực khác theo quy định.

2.2. Nhiệm vụ

2.2.1. Nhiệm vụ quản lý khoa học

- Là đầu mối tham mưu xây dựng, ban hành các văn bản quản lý (quy định, hướng dẫn, kế hoạch...) về hoạt động khoa học của Nhà trường;

- Là đầu mối thực hiện quản lý các hoạt động khoa học (các dự án, đề tài nghiên cứu các cấp) của cán bộ giảng viên mà Trường Đại học Khoa học là đơn vị chủ trì.

- Là đơn vị đầu mối tổ chức các hoạt động liên quan tới nghiên cứu khoa học như các hội nghị nghiên cứu cấp Trường, quốc gia, quốc tế;

- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế có sự tham gia của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật;

- Là đơn vị định hướng phát triển các hướng nghiên cứu trong nhà trường; quản lý các công bố khoa học của cán bộ giảng viên sinh viên nhà trường; các hợp tác nghiên cứu của các đơn vị trong nhà trường với các đơn vị khác và quản lý phát triển những nhóm nghiên cứu mạnh của nhà trường.

- Quản trị và vận hành website về hoạt động khoa học công nghệ của nhà trường (với tên miền: https://vienkhcn.tnus.edu.vn) đảm bảo tính cập nhật, ổn định 24/7 và an toàn.

2.2.2. Nhiệm vụ quản lý hệ thống trang thiết bị và phòng thí nghiệm

- Hiện nay Viện Khoa học và công nghệ đang quản lý hệ thống các phòng thí nghiệm của nhà trường phục vụ cho nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên. Các hướng nghiên cứu đang thực hiện tại PTN thuộc các lĩnh vực khác nhau (quang bán dẫn, vật liệu từ, nano kim loại, nanocomposite, ….) định hướng ứng dụng vào trong các lĩnh vực của cuộc sống (chiếu sáng, quang xúc tác, xử lý môi trường, diệt khuẩn, tế bào ung thư,…). Các phòng thí nghiệm bao gồm:

·  Phòng thí nghiệm vật lý đại cương

·  Phòng thí nghiệm hóa đại cương

·  Phòng thí nghiệm hóa phân tích

·  Phòng thí nghiệm phân tích cấu trúc

·  Phòng thí nghiệm y sinh

·  Phòng thí nghiệm công nghệ nano và ứng dụng

·  Phòng thí nghiệm công nghệ môi trường

- Viện cũng đang quản lý các hệ thiết bị đo hiện đại như:

·  Máy quang phổ huỳnh quang FLS 1000

·  Hệ phân tích quang phổ Raman XploRa Plus

·  Hệ đo quang phổ hấp thụ UV-Vis-NIR Jasco V770

·  Thiết bị nhiễu xạ tia X Bruker D2

·  Thiết bị đo quang phổ hồng ngoại biến đổi Fourier FTIR Jasco 4600

·  Thiết bị phân tích phổ hấp thụ nguyên tử AAS Hitachi Z2000

·  Thiết bị ICP-OES Horiba Ultima Expert

- Ngoài ra Viện còn được trang bị một số máy móc dụng cụ thí nghiệm cho nhiều hướng nghiên cứu khác nhau như phân tích xét nghiệm sinh học phân tử, phân tích tế bào, vật liệu từ, quang bán dẫn, quang xúc tác…

2.2.3. Nhiệm vụ đào tạo

- Là đơn vị đào tạo các chuyên ngành vật lý bậc đại học và quang học bậc cao học (xây dựng kế hoạch, phối hợp với các đơn vị thực hiện công tác tư vấn tuyển sinh các hệ đào tạo và bậc học,..);

- Là đầu mối giới thiệu cho sinh viên, học viên các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật tới thực tập tại các phòng nghiên cứu của trường.

- Tư vấn cho sinh viên và học viên cao học định hướng phát triển nghề nghiệp cũng như phát triển con đường nghiên cứu học thuật.

- Thực hiện các hoạt động tuyên truyền, tư vấn tuyển sinh với các ngành được giao đào tạo;

- Giữ mối quan hệ hợp tác với các điểm tuyển sinh và đối tác tuyển sinh của nhà trường cũng như các mối quan hệ hợp tác nghiên cứu giữa các nhóm nghiên cứu của nhà trường với các đơn vị khác.