VĂN HỌC

Ngày: 21/04/2023

Chương trình đào tạo: Văn học (Định hướng giảng dạy)
Ngành đào tạo: Văn học                  Mã ngành: 7229030
Trình độ đào tạo: Đại học                Thời gian đào tạo: 3,5 năm                       Tổng số tín chỉ: 125
Tổ hợp môn thi/xét tuyển: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh (D01); Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí (C00); Ngữ văn, Toán, GDCD (C14); Toán, GDCD, Tiếng  Anh (D84)

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Mục tiêu đào tạo chung

    - Chương trình đào tạo Văn học định hướng giảng dạy hướng đến trang bị cho sinh viên những kiến thức đại cương về khoa học xã hội và nhân văn, kiến thức cơ bản và chuyên sâu về văn học, ngôn ngữ, lý luận văn học và phương pháp giảng dạy Ngữ văn.

    - Điểm khác biệt của chương trình đào tạo Văn học định hướng giảng dạy là:

    - Tăng cường kiến thức chuyên ngành: Kiến thức đại cương được giảm thiểu tối đa để tăng cường thời lượng cho các học phần chuyên ngành, đảm bảo kiến thức, năng lực cần thiết cho giảng dạy và nghiên cứu ngữ văn.

    - Tích hợp kiến thức nghiệp vụ sư phạm thường xuyên: Kiến thức nghiệp vụ sư phạm ngữ văn được tích hợp trong từng học phần kiến thức chuyên ngành nên người học sẽ được rèn luyện nghiệp vụ sư phạm trong suốt quá trình học tập.

    - Tiết kiệm thời gian và chi phí: Kiến thức chuyên ngành Văn học được gói gọn trong tổng thời lượng 125 tín chỉ và thời gian 3,5 năm. Người học có thể lựa chọn học Chứng chỉ Nghiệp vụ Sư phạm ngay tại trường trong 6 tháng cuối của năm thứ 4 (thay vì 10 tháng như thường lệ) để đủ điều kiện sẵn sàng đi dạy ngay sau khi tốt nghiệp.

    - Sau khi tốt nghiệp, người học có thể tham gia giảng dạy văn học ở bậc đại học, cao đẳng và phổ thông theo khung chương trình đào tạo quốc gia mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đồng thời, người học cũng có thể đảm nhiệm công việc nghiên cứu trong các cơ quan nghiên cứu về khoa học văn học và ngôn ngữ hoặc biên tập, sáng tạo nội dung trong các cơ quan truyền thông, xuất bản.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Về kiến thức

a) Kiến thức chung

    - Nắm vững kiến thức giáo dục đại cương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm kiến thức cơ bản về khoa học chính trị và pháp luật để vận dụng vào nghiên cứu khoa học, thực tiễn nghề nghiệp và cuộc sống.

    - Có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn để kiến tạo phông văn hóa và cái nhìn liên ngành trong nghiên cứu, giảng dạy văn học.

b) Kiến thức chuyên môn:

    - Trang bị cho người học kiến thức từ cơ bản tới nâng cao về văn học, ngôn ngữ học và lý luận văn học để vận dụng vào nghiên cứu và giảng dạy ngữ văn.

    - Trang bị cho người học kiến thức về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học Ngữ văn trong chương trình giáo dục phổ thông, đáp ứng yêu cầu đổi mới theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. Người học có khả năng thiết kế, xây dựng, triển khai bài giảng tác phẩm văn học, tiếng Việt và làm văn và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo lĩnh vực văn học trong chương trình giáo dục phổ thông theo Chương trình giáo dục phổ thông mới ban hành của Bộ Giáo dục.

2.2. Về kỹ năng

    - Người học có kỹ năng nghiên cứu các vấn đề văn học, ngôn ngữ, lý luận văn học.

    - Kỹ năng giao tiếp hiệu quả, kỹ năng thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống và kỹ năng làm việc nhóm.

    - Người học có khả năng giảng dạy văn học và tiếng Việt ở các trường THCS, THPT, Đại học, Cao đẳng. Người học có kỹ năng sử dụng các hình thức và phương pháp dạy học Văn học phù hợp với đối tượng và mục tiêu dạy học.

    - Có thể sử dụng tốt ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam (ngoại ngữ tương đương trình độ TOEIC ≥ 450 điểm) và tin học tương đương trình độ chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin nâng cao. Vận dụng được vốn từ vựng tiếng Anh chuyên ngành vào học tập và công việc.

2.3. Về thái độ

    - Người học có ý thức về trách nhiệm công dân và đạo đức nghề nghiệp, tác phong làm việc có kế hoạch và khoa học, có ý thức tự giác trong bồi dưỡng chuyên môn, học tập suốt đời.

    - Người học có năng lực làm việc độc lập và làm việc theo nhóm, có khả năng phân tích và đề xuất sáng kiến, giải quyết vấn đề phát sinh; có năng lực lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá và điều chỉnh các hoạt động của tổ chức giáo dục có liên quan đến lĩnh vực giảng dạy văn học và ngôn ngữ.

II. VỊ TRÍ VIỆC LÀM

    - Giảng dạy Ngữ văn tại các trường THCS, THPT, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và các trung tâm giáo dục ngôn ngữ (sau khi hoàn thành Chứng chỉ Nghiệp vụ Sư phạm).

    - Giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.

    - Cán bộ, chuyên viên trong các cơ quan quản lí giáo dục, viện nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực văn học và giáo dục.

    - Chuyên viên, nhà báo, biên tập viên trong các cơ quan truyền thông, báo chí, nhà xuất bản.

    - Có thể tiếp tục học tập ở các trình độ sau đại học các chuyên ngành tương ứng hoặc liên thông với các ngành có liên quan.

III. ĐỐI TÁC SẼ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

    - Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và các trường phổ thông, các trung tâm giáo dục trên toàn quốc.

    - Các cơ quan sử dụng nhân lực chuyên ngành Văn học trên toàn quốc (thuộc lĩnh vực nghiên cứu văn học, báo chí, truyền thông, xuất bản, quản lý văn hóa..)

IV. THÔNG TIN LIÊN HỆ

     Nếu cần tư vấn thêm về chuyên ngành, thí sinh liên hệ:

     SĐT: 0975.190.882 hoặc SĐT: 0986.777.326

     Đường link dẫn đến trang Web của Khoa: http://nnvh.tnus.edu.vn/

     Facebook của khoa: https://www.facebook.com/nnvh.tnus