THÔNG TIN VỀ NGÀNH ĐÀO TẠO VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM - TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

Ngày: 04/03/2019

1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC

Địa chỉ: Tổ 4, phường Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 

Website:  http://www.tnus.edu.vn; http://tuyensinh.tnus.edu.vn

Số điện thoại: 02083. 758899 

Email: tuvantuyensinh@tnus.edu.vn

Fax: 02803. 746 965 

Phó Hiệu trưởng phụ trách: PGS.TS Nguyễn Văn Đăng

Sứ mệnh:

Trường Đại học Khoa học có sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học và sau đại học về lĩnh vực khoa học cơ bản và ứng dụng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển bền vững xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của khu vực Trung du miền núi phía Bắc nói riêng cũng như cả nước nói chung.

Tầm nhìn: 

Phấn đấu đến năm 2020, Trường Đại học Khoa học sẽ trở thành trường đại học đa ngành, chất lượng cao trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. 

2. CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO VÀ CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP

2.1. Ngành Luật

Các chương trình đào tạo:   + Luật

                                              + Luật kinh tế

                                              + Luật kinh doanh quốc tế 

Mục tiêu đào tạo: Cung cấp cho sinh viên kiến thức luật học nói chung và các kiến thức chuyên sâu theo chuyên ngành. Đặc biệt chú trọng đến việc rèn luyện các kỹ năng nghề luật. Chương trình đào tạo được thiết kế vừa đảm bảo tính cập nhật của lý luận, vừa đáp ứng nhu cầu xã hội, tập trung phát triển kỹ năng nghiên cứu và hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành luật như thuyết trình, phân tích, đánh giá logic, điều tra, giải quyết hồ sơ vụ việc, tư vấn giải quyết vụ việc cụ thể..; Đào tạo đội ngũ có chất lượng cao, có trình độ và tư duy quản lý, có kiến thức sâu rộng và kỹ năng hành nghề luật vững chắc trong các cơ quan quản lý Nhà nước, các văn phòng/công ty luật, các doanh nghiệp...

Vị trí việc làm:

- Nghề nghiệp phổ biến: thẩm phán, thư ký Toà án, kiểm sát viên, luật sư, công chứng viên, thư ký hành chính...

- Nghề có khả năng đảm nhận: Ngoài ra, Cử nhân Luật có thể làm nhiều công việc khác như: Chấp hành viên, điều tra viên, giám định viên, chuyên viên pháp lý, cố vấn pháp lý, giáo viên dạy luật, cán bộ nghiên cứu pháp luật... trong các cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan công an, cơ quan hành chính Nhà nước, các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp trong nước và quốc tế, trường học, viện nghiên cứu...

2.2. Ngành Du lịch

Các chương trình đào tạo:   + Hướng dẫn du lịch

                                             + Nhà hàng - Khách sạn

Mục tiêu đào tạo: 

 - Trang bị kiến thức tổng hợp về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa… và kiến thức chuyên sâu về các loại hình du lịch cơ bản như du lịch sinh thái, du lịch văn hóa; quản trị lữ hành, quản trị khách sạn, tiếp thị, bán hàng, quản trị sự kiện…; kiến thức về nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, quy trình và thủ tục tổ chức, điều hành hướng dẫn các chương trình du lịch, kỹ năng thực hành các nghiệp vụ cơ bản về du lịch và kinh doanh du lịch.

-  Trang bị kiến thức về nghiệp vụ Nhà hàng – Khách sạn; hiểu, phân tích, đánh giá, vận dụng những nguyên tắc, kĩ năng, nghiệp vụ cơ bản các vị trí trong việc cung cấp các dịch vụ du lịch có chất lượng như:

+ Kỹ năng phục vụ bàn, pha chế/phục vụ rượu và đồ uống, phục vụ buồng khách sạn, kỹ năng bếp Âu/Á; kỹ năng thiết kế và tổ chức sự kiện trong lĩnh vực nhà hàng-khách sạn, cung ứng và phục vụ dịch vụ bổ sung trong lĩnh vực Nhà hàng -Khách sạn-resort-homestay; kỹ năng marketing sản phẩm/dịch vụ trong lĩnh vực Nhà hàng-Khách sạn; kỹ năng sales và chốt sales trong kinh doanh Nhà hàng – Khách sạn sử dụng CNTT 4.0 trong Nhà hàng - Khách sạn; kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống, giao tiếp bằng ngoại ngữ;

+ Nghiệp vụ thu ngân/thanh quyết toán/xử lý tài chính trong kinh doanh Nhà hàng - Khách sạn; nghiệp vụ lưu trú homestay; nghiệp vụ lễ tân khách sạn, lễ tân nhà hàng...

Vị trí việc làm:

Sau khi tốt nghiệp, Cử nhân ngành Du lịch có thể làm việc tốt ở các vị trí sau:

- Chuyên viên tại cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện, văn phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong và ngoài nước Việt Nam;

- Chuyên viên tại các bộ phận kinh doanh, marketing, quản lý tại các công ty cung cấp dịch vụ du lịch như: khu du lịch, điểm du lịch, điểm vui chơi tham quan du lịch; hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp, thuyết minh viên tại điểm;

- Nhân viên kinh doanh trong các bộ phận: chào bán tour, khai thác và thiết kế tour, điều hành và giám sát tour, tổ chức sự kiện,...

- Chuyên viên phụ trách các Phòng ban, các trung tâm thuộc Bộ và Sở văn hóa - Thể thao - Du lịch như: trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch, Viện nghiên cứu và phát triển du lịch, Quy hoạch du lịch, Trung tâm xúc tiến du lịch,....

 - Nhân viên lễ tân nhà hàng, lễ tân khách sạn; nhân viên buồng phòng khách sạn - pha chế trong bar; nhân viên bàn; bếp trưởng, phụ bếp; thu ngân, kế toán nhà hàng/khách sạn - IT trong nhà hàng - khách sạn; nhân viên sales buồng, bàn, dịch vụ bổ sung và nhiều vị trí khác trong homestay…

- Tham gia giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về du lịch.

2.3. Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

Chương trình đào tạo: + Quản trị lữ hành

                                     + Quản trị nhà hàng - khách sạn

Mục tiêu đào tạo:

- Trang bị những kiến thức chung về kinh tế và kiến thức về vận hành & quản trị kinh doanh du lịch & lữ hành, kiến thức quản trị nguồn nhân lực trong du lịch, bảo tồn di sản trong du lịch, tâm lý du khách; các kỹ năng về hoạt động kinh doanh và quản lý du lịch tại các lãnh thổ du lịch trong cả nước nói chung và khu vực miền núi phía Bắc nói riêng. Cụ thể, kỹ năng quản trị lữ hành, thiết kế, tổ chức, giám sát và điều phối hoạt động teambuilding, sự kiện trong kinh doanh du lịch;

- Cung cấp kiến thức, kỹ năng, vận dụng vào quản trị kinh doanh Nhà hàng - Khách sạn, quản trị nhân sự Nhà hàng - Khách sạn, quản trị tài chính Nhà hàng - Khách sạn, quản trị chiến lược Nhà hàng - Khách sạn, quản trị marketing Nhà hàng - Khách sạn, quản trị chất lượng Nhà hàng - Khách sạn, quản trị khủng hoảng/rủi ro trong kinh doanh Nhà hàng - Khách sạn, quản trị chuỗi cung ứng trong Nhà hàng - Khách sạn; kỹ năng thiết kế và mô hình hoá ý tưởng khởi nghiệp trong lĩnh vực Lữ hành, Khách sạn - Nhà hàng và kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đánh giá đối thủ cạnh tranh, kỹ năng thuyết phục khách hàng, sử dụng ngoại ngữ trong công việc.

Vị trí việc làm:

Sau khi tốt nghiệp, Cử nhân ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có thể làm việc ở các vị trí sau:

- Nhân viên các bộ phận hoạt động trong lĩnh vực du lịch (hướng dẫn viên du lịch nội địa, hướng dẫn viên du lịch quốc tế, hướng dẫn viên tại điểm, nhân viên chăm sóc khách hàng, nhân viên văn phòng lữ hành, nhân viên phòng vé, nhân viên đại lý lữ hành, lễ tân nhà hàng/khách sạn, nhân viên buồng/bàn/bar/bếp, nhân viên thị trường) hoặc trợ lý các Giám đốc, trợ lý Giám đốc nhân sự, trợ lý Giám đốc kinh doanh.

- Điều hành tour nội địa/quốc tế; các vị trí quản lý phòng/ban chức năng trong doanh nghiệp du lịch: Quản trị từ cấp cơ sở đến cấp cao các bộ phận như: quản trị tiền sảnh, Giám sát nhà hàng, Quản lý Bar, Quản lý bếp, Quản trị sự kiện; trưởng/phó phòng chăm sóc khách hàng, phòng nhân sự, phòng kế hoạch - tài chính, phòng kinh doanh; các vị trí quản trị cấp cao trong doanh nghiệp lữ hành như: phó giám đốc, giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị, phó chủ tịch hội đồng quản trị.

- Khởi nghiệp với vai trò doanh nhân trẻ với các lĩnh vực thuộc du lịch, lữ hành, nhà hàng –khách sạn.

- Chuyên viên các phòng và trung tâm trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Quy hoạch tài nguyên du lịch, Nghiệp vụ du lịch, Trung tâm xúc tiến du lịch…)

- Chuyên viên các phòng và trung tâm thuộc huyện (Phòng Văn hóa huyện)

- Giảng viên các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp có chuyên ngành đào tạo về du lịch.

-  Nghiên cứu viên về du lịch ở các Viện nghiên cứu có liên quan về du lịch.

2.4. Ngành Ngôn ngữ Anh

Các chương trình đào tạo:   + Ngôn ngữ Anh

                                             + Tiếng Anh Du lịch

Mục tiêu đào tạo:

Chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh (Tiếng Anh Du lịch) được xây dựng một cách ưu việt, theo hướng tinh giản số giờ lý thuyết, dành nhiều thời gian cho sinh viên thảo luận, thực hành, làm các bài tập, tự nghiên cứu theo nhóm, với tinh thần chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về việc đổi mới phương pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đại học; đảm bảo sinh viên tốt nghiệp vừa có năng lực ngoại ngữ đạt trình độ C1 trở lên theo khung NLNN 6 bậc dành cho Việt Nam, vừa có kỹ năng nghề nghiệp tốt để làm việc trong các lĩnh vực du lịch, nhà hàng, khách sạn, hoặc các lĩnh vực khác có sử dụng tiếng Anh. Sinh viên học một ngành, có thể làm nhiều nghề linh hoạt.

Vị trí việc làm:

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Ngôn ngữ Amh (Tiếng Anh Du lịch) có  thể làm việc tốt ở các vị trí sau:

- Phiên dịch, Biên dịch

- Hướng dẫn viên du lịch song ngữ Anh – Việt

- Phiên dịch, quản lý hoặc nhân viên văn phòng tại các công ty lữ hành hoặc các trung tâm văn hóa, du lịch có sử dụng tiếng Anh;

- Hướng dẫn viên du lịch, phiên dịch, quản lý hoặc nhân viên văn phòng tại các công ty lữ hành hoặc các trung tâm văn hóa, du lịch;

- Quản lý, nhân viên, lễ tân, phục vụ buồng tại nhà hàng, quán bar, khách sạn;

- Nhân viên các sở ngoại vụ, sở văn hóa thể thao và du lịch, đài phát thanh và truyền hình và các phòng ban liên quan tại cơ quan quản lý nhà nước về du lịch các cấp từ trung ương đến địa phương;

- Giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học phù hợp với chuyên ngành;

- Làm việc tại các tạp chí du lịch, công ty truyền thông;

- Cán bộ tham gia nghiên cứu, bảo tồn văn hóa và phát triển du lịch Việt Nam tại các viện nghiên cứu, các sở, ban, ngành, đoàn thể;

- Cán bộ làm việc ở các cơ quan, doanh nghiệp có sử dụng tiếng Anh.

2.5. Ngành Báo chí

Mục tiêu đào tạo:

Chương trình đào tạo Cử nhân Báo chí nhằm mục đích đào tạo nguồn nhân lực phục vụ trong lĩnh vực báo chí, truyền thông. Chương trình đào tạo được thiết kế vừa đảm bảo tính cập nhật của lý luận, vừa đáp ứng nhu cầu xã hội, đặc biệt chú trọng rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp, đảm bảo cơ hội việc làm ở nhiều vị trí như biên tập viên, nhà báo, phóng viên, chuyên viên truyền thông…

Vị trí việc làm:

Sau khi tốt nghiệp, Cử nhân Báo chí có thể đảm đương các vị trí sau:

- Phóng viên/Nhà báo tại các cơ quan thông tấn.

- Biên tập viên, MC tại Đài PTTH từ Trung ương đến địa phương

- Chuyên viên truyền thông tại các công ty, tập đoàn, tổ chức phi chính phủ...

- Cán bộ/công chức/viên chức phụ trách thông tin/tuyên giáo của các Sở/Ban/Ngành.

2.6. Ngành Khoa học quản lý

Các chương trình đào tạo:   + Quản lý hành chính công

                                             + Quản lý nhân lực

                                             + Quản lý doanh nghiệp

Mục tiêu đào tạo:

Chương trình đào tạo ngành Cử nhân Khoa học quản lý nhằm đào tạo nguồn nhân lực quản lý có kiến thức cơ bản và chuyên sâu về lý luận, phương pháp quản lý, lãnh đạo; kiến thức về khoa học quản lý và các khoa học liên ngành khác; đáp ứng tốt các công việc liên quan đến lĩnh vực quản lý trong các đơn vị nhà nước và tư nhân; có khả năng quản lý công tác nhân sự, định mức, tiền lương, bảo hiểm của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp; quản lý công tác lao động việc làm, phúc lợi cho ng¬ười lao động, các chính sách ưu đãi xã hội và xóa đói giảm nghèo; quản lý hành chính, quản lý khoa học và công nghệ…

Vị trí việc làm:

- Làm việc ở các phòng, ban, phân xưởng, xí nghiệp, doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước hoặc tư nhân (phòng hành chính - nhân sự, hành chính – tổng hợp, tổ chức cán bộ, tiền lương – tiền công…) và các cơ quan quản lý nhà nư¬ớc từ Trung ương tới địa phương (UBND và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp, chuyên viên các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Bảo hiểm xã hội các cấp, Liên đoàn lao động các cấp…);

- Công tác trong ngành quản trị kinh doanh, tài chính, ngân hàng, thư¬ơng mại, bảo hiểm, luật, chính trị…;

- Làm công tác giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

2.7. Ngành Quản lý văn hóa

Mục tiêu đào tạo:

Cung cấp kiến thức và nghiệp vụ cơ bản trong lĩnh vực quản lý văn hóa – nghệ thuật, gắn với các chuyên ngành đa dạng, phù hợp với xu thế hiện đại như: quản lý di sản, quản lý – điều hành các hoạt động văn hóa nghệ thuật, quản lý thiết chế và đời sống văn hóa ở cộng đồng, quản lý chính sách và dự án văn hóa, quản lý lễ hội và sự kiện, quản lý văn hóa vùng dân tộc thiểu số… Bên cạnh đó, đào tạo nhiều kỹ năng nghiệp vụ chuyên sâu, đáp ứng nhu cầu xã hội trong môi trường văn hóa nghệ thuật thực tiễn năng động, như: marketing văn hóa nghệ thuật, gây quĩ và thu hút tài trợ, biên tập và dàn dựng chương trình, quan hệ công chúng, truyền thông đa phương tiện, thuyết minh, dẫn chương trình, hoạt náo… Chương trình và phương thức đào tạo được thiết kế theo định hướng mở, kích thích phát triển năng lực cá nhân, bao gồm năng khiếu nghệ thuật gắn với tác nghiệp như nhiếp ảnh, âm nhạc, kịch, múa, hoá trang, hội hoạ…

Vị trí việc làm:

Sau khi tốt nghiệp, Cử nhân ngành Quản lý văn hóa có thể làm việc tốt ở các vị trí sau:

- Cán bộ quản lý, chuyên viên công tác tại các cơ quan/đơn vị:

+ Sở và phòng văn hóa – Thể thao – Du lịch, các Trung tâm văn hóa, Ban văn hóa thuộc các cấp xã, huyện, tỉnh, thành phố;

+ Ban quản lý di tích, quản lý lễ hội, các cơ quan thuộc các Bộ, Ngành có tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật;

+ Các công ty tổ chức sự kiện, công ty truyền thông, du lịch; các đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật, các điểm vui chơi, giải trí, bộ phận marketing và quan hệ công chúng của các tổ chức, doanh nghiệp;

- Nghiên cứu viên tại các viện, trung tâm nghiên cứu văn hóa, bảo vệ di sản.

- Giảng viên giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng phù hợp với chuyên ngành.

2.8. Ngành Công tác xã hội

Mục tiêu đào tạo:

Trang bị cho người học kiến thức nền tảng và hệ thống cơ sở lý luận khoa học của CTXH, các phương pháp, kỹ năng và tiến trình giải quyết vấn đề trong CTXH. Đồng thời, giúp người học biết vận dụng các kiến thức, kỹ năng và phương pháp công tác xã hội một cách linh hoạt và có hiệu quả trong tiến trình giải quyết các vấn đề cho thân chủ trong các bối cảnh khác nhau. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo còn nhấn mạnh đến các nguyên tắc hướng dẫn hành động của nhân viên xã hội và quy điều đạo đức của người làm CTXH trong quá trình thực hành nghề nghiệp. Từ đó giúp người học hình thành ý thức, đạo đức nghề nghiệp, thúc đẩy quá trình tự rèn luyện theo yêu cầu của nghề nghiệp và chuyên môn công tác.

Vị trí việc làm:

Sinh viên ngành Công tác xã hội sau khi tốt nghiệp có thể  công tác tại:

- Các trung tâm hỗ trợ đối tượng yếu thế của nhà nước (trung tâm bảo trợ xã hội, các mái ấm, nhà mở, nhà tình thương…)

- Các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực trẻ em, người khuyết tật, sức khoẻ…

- Cơ quan của Nhà nước: Trường học (CTXH học đường), Bệnh viện (CTXH trong bệnh viện), Cục bảo vệ trẻ em…

- Cơ quan phát triển xã hội của Nhà nước (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ LĐTB&XH…);

- Các Ban, Ngành liên quan tới phát triển chính sách xã hội (Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội…);

- Các trung tâm công tác xã hội của Nhà nước;

-  Các cơ sở giáo dục đặc biệt (giáo viên dạy trẻ tự kỷ, trẻ tăng động, trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt)

- Các cơ hội việc làm khác:

+ Giảng viên giảng dạy Công tác xã hội trong các cơ sở đào tạo tại các Trường Cao Đẳng, Đại học…

+ Nhân viên công tác xã hội làm việc trong hệ thống tòa án, nhà tù, trại giam, các cơ sở giáo dưỡng/ cải tạo… nhằm giáo dục hòa nhập,  trợ giúp tâm lí – xã hội cho các đối tượng, hỗ trợ tòa án có quyết định tốt nhất cho các đối tượng…

2.9. Ngành Công nghệ sinh học

Chương trình đào tạo: Kỹ thuật xét nghiệm Y - Sinh

Mục tiêu đào tạo:

Chương trình đào tạo Kỹ thuật xét nghiệm Y – Sinh nhằm mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao có kiến thức cơ bản và chuyên sâu trong lĩnh vực xét nghiệm y sinh bao gồm xét nghiệm vi sinh, hoá sinh, miễn dịch, di truyền phân tử và huyết học. Đặc biệt là trang bị cho người học các kỹ năng thực hành các kỹ thuật xét nghiệm công nghệ cao về sinh học phân tử và tế bào nhằm đáp ứng với xu hướng phát triển của ngành xét nghiệm y sinh hiện nay trên thế giới.

Vị trí việc làm:

Sau khi tốt nghiệp, Cử nhân Công nghệ Sinh học với chương trình đào tạo Kỹ thuật xét nghiệm Y sinh có năng lực đảm nhận các vị trí sau:

- Chuyên viên xét nghiệm trình độ cao tại các khoa xét nghiệm tại các bệnh viện các tuyến khác nhau thuộc hệ thống công lập;

- Chuyên viên xét nghiệm trình độ cao tại các khoa xét nghiệm của các bệnh viện quốc tế, bệnh viện tư nhân trên toàn quốc; các phòng xét nghiệm, trung tâm xét nghiệm tư nhân được nhà nước cấp phép hoạt động;

- Chuyên viên về lĩnh vực xét nghiệm của các tổ chức y tế quốc tế;

- Chuyên viên nghiên cứu y sinh tại các trung tâm, viện nghiên cứu về y học trên toàn quốc;

- Nhân viên kỹ thuật, kinh doanh tại các công ty tư vấn và cung cấp dịch vụ các trang thiết bị, máy móc phục vụ cho lĩnh vực y tế, công nghệ y - sinh học;

- Giảng dạy tại các trường trung cấp, cao đẳng đại học về lĩnh vực xét nghiệm y học và công nghệ sinh học y dược;

 

2.10. Ngành Hóa dược

Chương trình đào tạo:         + Hóa Dược liệu

                                             + Phân tích kiểm nghiệm và tiêu chuẩn hóa dược phẩm

Mục tiêu đào tạo:

Mục tiêu đào tạo của chương trình Hóa dược là đào tạo các sinh viên Hóa dược các kiến thức chuyên sâu về 2 mảng kiến thức sau:

- Biết thành phần chính của các loại thuốc thông dụng, được rèn luyện kỹ năng để có thể tổng hợp nhân tạo ra chúng hay có thể tách chiết chúng từ các loài thực vật trong thiên nhiên. Cách sử dụng chúng để chế biến thành các loại thuốc.

- Có khả năng và kỹ năng phân tích, kiểm định, đánh giá thành phần, chất lượng của các loại dược phẩm, mỹ phẩm.

Vị trí việc làm:

- Cán bộ kỹ thuật, kinh doanh tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh chế biến dược phẩm, các nguyên liệu làm thuốc và thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ.

- Cán bộ tại các trung tâm kiểm nghiệm, kiểm định dược phẩm của địa phương và trung ương như viện kiểm nghiệm thuốc trung ương, trung tâm y tế dự phòng các tỉnh thành phố, các bệnh viện, các phòng thí nghiệm có chức năng kiểm nghiệm và chuẩn hóa dược phẩm,…

- Chuyên viên quản lý về dược phẩm tại các sở ban ngành: sở y tế, cục quản lý dược quốc gia, quản thị trường về dược phẩm, …

- Nghiên cứu viên tại các viện nghiên cứu về hóa dược, dược liệu, dược học, sinh dược, hóa học và sinh học.

- Cán bộ giảng dạy tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học có đào tạo về hóa dược, công nghiệp dược, dược sỹ, hoặc học ở bậc học cao hơn: Thạc sĩ và Tiến sĩ trong và ngoài nước.

2.11. Ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học

Chương trình đào tạo:         + Công nghệ hóa phân tích

                                             + Công nghệ hóa thực phẩm

Mục tiêu đào tạo:

Nhằm mục đích đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức chuyên sâu, hiện đại và kỹ năng nghề nghiệp vững vàng về công nghệ và kỹ thuật trong hóa học; có thể đảm nhiệm tốt nhiều vị trí trong các tập đoàn, công ty, các cơ quan, viện nghiên cứu và các trường chuyên nghiệp; có thể tự tin làm việc trong môi trường quốc tế và các công ty đa quốc gia.

Vị trí việc làm:

- Cán bộ điều hành, quản lý và cải tiến, phát triển các quy trình, dây chuyền, máy móc sản xuất liên quan tới công nghệ hóa học.

- Cán bộ kỹ thuật các phòng kiểm định chất lượng sản phẩm (KCS) của công ty, nhà máy, xí nghiệp như: nhà máy hóa chất, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, sản xuất gang thép, luyện kim, xi măng, sản xuất đồ nhựa, đồ gia dụng, dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm, thức ăn gia súc, chế biến nông sản, chất màu và phụ gia…

- Nghiên cứu viên và cán bộ quản lý các vấn đề liên quan đến chuyên ngành kỹ thuật hóa học tại các viện nghiên cứu khoa học, các trường đại học, học viện, trung tâm khoa học công nghệ, sở khoa học công nghệ các tỉnh thành phố và các phòng thí nghiệm công nghệ trọng điểm.

- Tham gia vào trường quốc tế tại các công ty đa quốc gia, các trung tâm nghiên cứu và học ở các bậc học cao hơn tại các trường đại học quốc tế.

- Giảng dạy các môn kỹ thuật hóa học và hoá học tại các trường đại học, học viện, cao đẳng, các trường trung cấp, các cơ sở dạy nghề hoặc học cao hơn ở bậc thạc sĩ và tiến sĩ.

2.12. Ngành quản lý Tài nguyên và Môi trường

Các chương trình đào tạo: + Quản lý đất đai và kinh doanh bất động sản

                                            + Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Mục tiêu đào tạo:

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường đào tạo đội ngũ Cử nhân khoa học đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường trong và ngoài nước. Sinh viên hoàn thành khóa học có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và xã hội; có các kĩ năng mềm cần thiết cho ứng tuyển xin việc; có hiểu biết sâu, kỹ năng thực hành tốt các kiến thức chuyên ngành trong lĩnh vực quản lý, sử dụng và tái tạo tài nguyên (đất, nước, khoáng sản, rừng ), thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, có đủ trình độ tiếng Anh để đọc các tài liệu chuyên ngành môi trường.

Vị trí việc làm: 

- Các doanh nghiệp: Công ty tư vấn môi trường, quan trắc môi trường, xử lý chất thải rắn, nước thải, chất thải rắn, ô nhiễm không khí; bộ phận bảo hộ lao động, an toàn sức khỏe nghề nghiệp tại các doanh nghiệp; các bộ phận quản lý chất lượng môi trường.

- Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường từ trung ương tới địa phương: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường (Phòng thẩm định đánh giá tác động môi trường, phòng kiểm soát ô nhiễm môi trường, phòng kế hoạch, phòng quản lý đất đai, phòng tài nguyên nước, phòng khí tượng thuỷ văn, phòng khoáng sản, phòng đo đạc bản đồ và viễn thám, quỹ bảo vệ môi trường…), Phòng Tài nguyên và môi trường, Ban Địa chính-Môi trường cấp xã, phường, …

- Các bộ, sở, ngành khác trong cả nước: Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (Quỹ bảo vệ và phát triển rừng, Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Ban quản lý Khu bảo tồn, Vườn quốc gia…); , Sở Khoa học & Công nghệ, Công an tỉnh….

- Các cơ quan nghiên cứu và đào tạo: Các viện nghiên cứu về môi trường và các trường đại học, cao đẳng; các tổ chức phi chính phủ...

- Thực tập nghề ở nước ngoài: Sinh viên trong và sau khi tốt nghiệp có cơ hội lựa chọn thực tập nghề nâng cao nghề nghiệp có hưởng lương. Khoa có chương trình hợp tác trao đổi lưu học sinh hàng năm với các cơ sở đào tạo tại các nước Israel, Tây Ban Nha, Nhật Bản….

Ngoài ra, sinh viên có nhiều cơ hội học tập và nghiên cứu tiếp trình độ thạc sĩ, tiến sĩ trong nước hoặc nhận được học bổng đi học tập ở nước ngoài: Đức, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Úc, Đài Loan, Trung Quốc…

2.13. Ngành Khoa học môi trường

Các chương trình đào tạo: + Công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường

                                            + An toàn, sức khỏe và môi trường

Mục tiêu đào tạo:

Đào tạo cử nhân Khoa học môi trường đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như quản lý môi trường; công nghệ xử lý nước thải, chất thải rắn, khí thải; an toàn sức khỏe nghề nghiệp và môi trường; đánh giá tác động môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu. Sinh viên hoàn thành khóa học có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội; có các kĩ năng mềm cần thiết cho ứng tuyển xin việc; có hiểu biết sâu các kiến thức khoa học ngành môi trường, có đủ trình độ tiếng Anh để đọc các tài liệu chuyên ngành môi trường.

Vị trí việc làm:

- Nghề phổ biến: Cán bộ kỹ thuật môi trường, nghiên cứu, tư vấn môi trường, quản lý môi trường, quan trắc môi trường; đánh giá và kiểm soát ô nhiễm môi trường; cảnh sát môi trường; bảo hộ lao động, an toàn lao động và sức khỏe môi trường…

- Nghề có khả năng đảm nhận:

+ Làm cán bộ và nhân viên tại các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường như Bộ TN&MT, Sở TN&MT các phòng môi trường...

+ Làm nhân viên tại các Viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu và tư vấn về môi trường.

+  Làm cho các phòng/bộ phận quản lý và vận hành xử lý môi trường của các doanh nghiệp, công ty trong và ngoài nước.

+ Làm nhân viên bảo hộ lao động, kiểm soát môi trường tại các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

+ Làm giảng viên đại học; cán bộ quản lý nhà nước ở các cơ quan và các ngành nghề khác có kiến thức chuyên môn liên quan...

2.14. Ngành Toán ứng dụng

Chương trình đào tạo: Toán kinh tế

Mục tiêu đào tạo:

         Đào tạo Cử nhân đại học về Toán ứng dụng trong kinh tế có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; có kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, quản lý và quản trị kinh doanh; có kiến thức chuyên sâu về Toán ứng dụng trong kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh; có tư duy nghiên cứu độc lập; có năng lực tự học tập bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn thích nghi với sự thay đổi của môi trường làm việc.

Vị trí việc làm:

Sau khi tốt nghiệp đại học, sinh viên ngành Toán ứng dụng (chương trình Toán kinh tế) có thể sẽ công tác tại:

- Dịch vụ ngân hàng ở các vị trí phân tích ngân sách, kế toán, quản lý ngân hàng, chẳng hạn như phân tích tác động kinh tế của lãi suất, tỷ giá mua và các xu hướng khác có thể thay đổi các dịch vụ ngân hàng …

- Tư vấn kinh doanh/sản xuất với các vị trí:

+ Phân tích, quản lý và tư vấn trong các cơ quan Bộ ngành,  Định chế tài chính, các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình của nền kinh tế và các tổ chức kinh tế, xã hội;

+ Tính toán, thiết kế tối ưu các quy trình sản xuất trong các nhà máy, doanh nghiệp. Tư vấn cho chủ doanh nghiệp hay người quản lý về các vấn đề như bảo đảm các khoản vay, các chương trình đầu tư, sản xuất hàng hóa và dịch vụ…

+ Chuyên viên phân tích, dự báo và quản trị rủi ro trong các tổ chức kinh tế và doanh nghiệp;

+ Chuyên viên phân tích chính sách;

+ Xây dựng và điều hành các tổ chức tư vấn kinh tế – xã hội, các doanh nghiệp.

- Chuyên viên nghiên cứu:  Làm việc tại các Viện nghiên cứu về toán học/kinh tế trong và ngoài nước.

- Các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp (Đại học/Cao đẳng): Giảng viên các trường đại học và cao đẳng, đặc biệt là các cơ sở giáo dục thuộc khối kinh tế và quản trị kinh doanh.

2.15. Ngành Văn học

Chương trình đào tạo: Văn học ứng dụng

Mục tiêu đào tạo:

Chương trình đào tạo Cử nhân Văn học (chuyên ngành Văn học ứng dụng) đào tạo nguồn nhân lực có năng lực vận dụng nhuần nhuyễn kiến thức văn hóa, văn học, ngôn ngữ vào việc nói và viết trong các lĩnh vực báo chí, truyền thông, xuất bản, sáng tác, phê bình, quản lý văn hóa hay nghiên cứu và giảng dạỵ.

Vị trí việc làm:

Sau khi tốt nghiệp, người học có thể trở thành phóng viên, biên tập viên, người dẫn chương trình truyền hình, nhân viên truyền thông cho doanh nghiệp và nhà xuất bản, nhà sáng tác – phê bình văn học nghệ thuật, cán bộ quản lý văn hóa, giáo viên ngữ văn, giáo viên dạy tiếng Việt cho người nước ngoài tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung cấp dạy nghề, các trung tâm giáo dục trên toàn quốc.

2.16. Ngành Thông tin thư viện

Các chương trình đào tạo:  + Thư viện - Thiết bị trường học

                                             + Thư viện - Quản lý văn thư

Mục tiêu đào tạo:

Chương trình đào tạo ngành Thông tin Thư viện trình độ cử nhân nhằm đào tạo các cán bộ thông tin thư viện có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, có kiến thức và kỹ năng tốt về nghiệp vụ thư viện – thiết bị trường học, nghiệp vụ thư viện – quản lý văn thư, có kỹ năng công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu hoạt động trong lĩnh vực thư viện, thiết bị trường học và văn thư lưu trữ.

Vị trí việc làm:

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên Thông tin – Thư viện có thể làm cán bộ thư viện, cán bộ thiết bị, cán bộ văn thư, quản trị thông tin, cán bộ thư viện – thiết bị, cán bộ thư viện – văn thư tại:

- Trường Trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học; các trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,  thành phố trực thuộc tỉnh, quận, huyện, thị xã;

- Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp;

- Các Sở Giáo dục – Đào tạo các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các Phòng Giáo dục – Đào tạo các thành phố trực thuộc tỉnh, quận, huyện, thị xã;

- Các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Trung tâm Văn hóa – Thông tin của các thành phố trực thuộc tỉnh, quận, huyện, thị xã;

- Các trung tâm thông tin, các viện nghiên cứu, viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam;

- Các thư viện công cộng: thư viện quốc gia; thư viện tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thư viện thành phố trực thuộc tỉnh, quận, huyện, thị xã;

- Các thư viện của lực lượng vũ trang;

- Các công ty phát hành sách và thiết bị trường học;

- Văn phòng hoặc phòng hành chính của tất cả các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức; các Trung tâm lưu trữ Quốc gia; lưu trữ của ngành và cơ quan lưu trữ các địa phương;

- Cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, công ty cổ phẩn, công ty liên doanh, công ty nước ngoài.

2.17. Ngành Địa lý tự nhiên

Chương trình đào tạo: Hệ thống thông tin địa lý

Mục tiêu đào tạo:

Chương trình đào tạo Hệ thống thông tin địa lý (ngành Địa lý tự nhiên) nhằm mục đích đào tạo nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, vừa có kỹ năng nghề nghiệp, tác phong tốt, vừa có năng lực làm việc hiệu quả trong các công ty, doanh nghiệp. Sinh viên có năng lực ứng dụng hệ thông tin địa lý trong quản lý tài nguyên môi trường, lập trình GIS, xây dựng các bản đồ số, bản đồ trực tuyến, xử lý ảnh viễn thám và ứng dụng các phần mềm hiện đại trong Quản lý, khai thác các nguồn tài nguyên, môi trường, quản lý tai biến thiên nhiên; trong lĩnh vực Quy hoạch phát triển kinh tế; Địa chính; trong phân tích, khai thác không gian; trong quản lý, khai thác, xây dựng bộ cơ sở dữ liệu phục vụ khai thác tài nguyên, phát triển du lịch, ngành Nông nghiệp thời kỳ 4.0,…

Vị trí việc làm:

Sinh viên tốt nghiệp ngành Địa lý tự nhiên (chuyên ngành Hệ thống thông tin địa lý) có khả năng làm việc tại:

- Các doanh nghiệp: Lập trình viên, kiểm duyệt các phần mềm GIS; cán bộ đo đạc địa chính, thiết kế, xây dựng bản đồ; thiết kế, xây dựng và quản lý các dự án nghiên cứu và ứng dụng GIS tại công ty khai thác tài nguyên, công ty môi trường, công ty du lịch (phát triển du lịch số - du lịch thông minh), cơ quan quản lý nông nghiệp.

- Làm chuyên viên, cán bộ quản lý tại các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh, thành phố, huyện, thị xã như: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Tài nguyên - Môi trường; Sở Kế hoạch - Đầu tư; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban quản lý các dự án đầu tư xúc tiến và phát triển du lịch, nông nghiệp...

- Làm chuyên viên, cán bộ quản lý tại các Viện, các công ty (công ty khai thác tài nguyên, công ty môi trường, công ty du lịch.