“Khát” nhân lực ngành Du lịch – “cung không đủ cầu”

Ngày: 10/07/2019

Du lịch Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng, lượng du khách trong và ngoài nước tăng “đột biến” nhưng nguồn nhân lực lao động trong ngành Du lịch được đào tạo bài bản lại khá “nhỏ giọt”…. điều đó đã khiến cho lao động ngành Du lịch trở nên thiếu hụt trầm trọng. Bởi vậy, Du lịch thực sự đang “khát” nhân lực do “cung không đủ cầu”.

Ngành Du lịch – những tín hiệu mừng!

Trong những năm qua ngành Du lịch Việt Nam đã có sự chuyển biến tích cực đáng kể. Du khách quốc tế tăng mạnh qua các năm. Năm 2010, Việt Nam đón 5 triệu lượt khách du lịch quốc tế nhưng sau đó 7 năm - năm 2017, số lượng khách du lịch quốc tế lên đến 13 triệu lượt. Đặc biệt, sau đó một năm, ngành Du lịch đã đánh dấu bước phát triển ngoạn mục với 15 triệu du khách và 80 triệu lượt khách du lịch nội địa. Sự tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng khách du lịch quốc tế và trong nước đã cho thấy một yêu cầu cấp bách được đặt ra đối với ngành kinh tế mũi nhọn này là phải chuẩn bị nguồn nhân lực đủ về số lượng và đặt chuẩn về chất lượng để đáp ứng được nhu cầu thị trường cũng như đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành.

Nhân lực ngành du lịch – “cung không đủ cầu”

Hiện nay, số lượng nguồn nhân lực du lịch được đào tạo bài bản thông qua các cơ sở đào tạo chuyên ngành chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu thị trường. Theo thống kê trong năm 2018, cả nước ta có hơn 1,3 triệu lao động du lịch chiếm khoảng 2,5% tổng lao động cả nước. Theo dự báo của Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch thì tổng nhu cầu nhân lực trong ngành đến năm 2020 sẽ là 2,5 triệu người.

Trong tổng số hơn 1,3 triệu lao động du lịch hiện nay, số lao động được đào tạo ( Trung cấp, Cao đẳng, Đại học) mới chỉ chiếm chưa tới một nửa. Điều đó cho thấy, lao động qua đào tạo chuyên môn chưa đủ cung ứng cho thị trường lao động du lịch. Có một tỉ lệ rất lớn nguồn nhân lực du lịch được chuyển từ các ngành nghề khác nhau sang nên ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của ngành.

Theo quyết định 201/QĐ – TTg chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, chỉ tiêu về việc làm năm 2020 sẽ tạo ra 2,5 triệu lao động, trong đó có 870.000 lao động trực tiếp trong ngành. Đến 2025 tạo ra 3,5 triệu lao động trong đó có 1 triệu lao động là trực tiếp trong ngành và đến năm 2030 sẽ tạo ra 4,7 triệu lao động trong đó có 1,4 lao động là trực tiếp trong ngành. Cũng theo Tổng cục Du lịch, mỗi năm toàn ngành cần thêm gần 40.000 lao động nhưng lượng sinh viên chuyên ngành ra trường chỉ khoảng 15.000 người/năm; trong đó chỉ hơn 12% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên.

Du lịch – ngành đào tạo giàu tiềm năng, nhiều cơ hội

Từ những thống kê trên, chúng ta có thể thấy rằng nhu cầu nhân lực của ngành Du lịch là rất lớn. Có thể nói đây là một tin mừng cho các bạn sinh viên đang và sẽ lựa chọn ngành Du lịch.

Ngoài cơ hội việc làm rộng mở, Du lịch còn trở nên đặc biệt hấp dẫn bởi đó là một ngành học đầy thú vị - học mà chơi, chơi mà học. Bạn sẽ được trải nghiệm khắp đó đây để thưởng ngoạn những “danh thắng trời Nam” cũng như những “điểm view” tuyệt vời trên thế giới. Bạn sẽ có thật nhiều những cơ hội được gặp gỡ, giao lưu với thật nhiều du khách, được tìm hiểu về những cảnh sắc thiên nhiên, vẻ đẹp đất nước và con người…

Với một môi trường học tập năng động, sáng tạo, Khoa Du lịch - Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học có chất lượng cao, đã và đang là cơ sở đào tạo uy tín, góp phần cung cấp một nguồn nhân lực lao động khá lớn cho ngành Du lịch. Nếu bạn yêu thích du lịch, Khoa Du lịch- Trường Đại học Khoa học thuộc Đại học Thái Nguyên thực sự là địa chỉ đào tạo đáng tin cậy giành cho bạn.


Ảnh 1 Sinh viên Du lịch tham gia teambuilding


Ảnh 2 Sinh viên Du lịch đạt giải nhất trong Liên hoan tiểu phẩm sinh viên Du lịch lần thứ 1

Hiện nay khoa Du lịch Trường ĐHKH có 4 ngành đào tạo bậc đại học:

- Ngành Quản trị Dịch vụ du lịch & Lữ hành, với 2 chuyên ngành đào tạo: Quản trị Lữ hànhQuản trị Nhà hàng, Khách sạn

- Ngành Du lịch với 2 chuyên ngành: Nhà hàng – Khách sạnHướng dẫn du lịch.

- Ngành Địa lý tự nhiên, chương trình đào tạo Hệ thống thông tin Địa lý với 2 chuyên ngành: GIS trong phát triển du lịch Việt Nam và GIS trong quản lý nông nghiệp.

Văn Lường- Hồng Vân