THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Ngành đào tạo: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Mã ngành: 8850101
Trình độ đào tạo: Thạc sĩ
I. GIỚI THIỆU CHUNG
Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học có đủ kiến thức đa ngành về lĩnh vực quản lý, sử dụng và tái tạo tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Các học viên sau khi tốt nghiệp sẽ có kỹ năng nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, đánh giá, đề xuất các giải pháp khoa học nhằm giải quyết những vấn đề trong thực tiễn hoạt động khai thác, bảo vệ, bảo tồn tài nguyên, quản lý tài nguyên và đa dạng sinh học ở quy mô địa phương, vùng, quốc gia và khu vực; Thực hiện quy hoạch, dự báo, phòng chống và xử lý các tai biến tự nhiên và môi trường trong các hoạt động khai thác tài nguyên, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững ở quy mô vùng và địa phương.
Tham gia đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường ngoài đội ngũ cán bộ cơ hữu gồm các giáo sư, phó giáo sư, tiễn sĩ của trường Đại học Khoa học và các trường Đại học thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên; chương trình còn mời nhiều giáo sư, tiến sĩ đầu ngành trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, môi trường thuộc các Trường Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại học Bách Khoa Hà Nội; Viện Công nghệ Môi trường, Viện Địa lý thuộc viện HLKHCN Việt Nam trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn luận văn thạc sĩ.
Học viên được thực hiện đề tài luận văn tại trường Đại học Khoa học, Viện Công nghệ môi trường, Viện địa lý, các Trung tâm và các Viện có liên quan đến lĩnh vực môi trường, quản lý tài nguyên. Bên cạnh đó, học viên còn được tham dự các hội thảo khoa học, các chương trình, dự án khoa học liên quan đến chuyên môn.
Những người có bằng tốt nghiệp đại học ngành đúng/phù hợp sau có thể tham gia dự thi ngay sau khi tốt nghiệp: Quản lý Tài nguyên và Môi trường, Quản lý đất đai, Quản lý tài nguyên rừng, Khoa học Môi trường, Địa lý học, Địa lý Tự nhiên.
Những người có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần với chuyên ngành đăng kí dự thi thì có thể được học bổ sung một số học phần trước khi dự thi, cụ thể các ngành sau đây: Khoa học đất, Công nghệ kỹ thuật môi trường, Kỹ thuật môi trường, Kinh tế tài nguyên thiên nhiên, Bản đồ học, Địa chất học, Khí tượng học, Thủy văn học, Sinh học, Nông học, Phát triển nông thôn, Kinh tế,...
Các học phần cần bổ sung: Cơ sở khoa học môi trường; Quản lý tài nguyên; Đánh giá tác động môi trường.
II. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Về kiến thức:
- Làm chủ kiến thức chuyên ngành, có thể đảm nhiệm công việc của chuyên gia, có tư duy phản biện trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, quản lý môi trường.
- Có kiến thức tổng hợp về pháp luật, quản lý liên quan đến lĩnh vực quản lý tài nguyên, quản lý môi trường.
- Có kiến thức chuyên sâu để có thể phát triển kiến thức mới và tiếp tục nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ.
2. Về kĩ năng:
- Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp, chuyên sâu trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, quản lý môi trường.
- Có kỹ năng nghiên cứu độc lập để phát triển và thử nghiệm những giải pháp mới, phát triển các công nghệ mới trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường.
- Có thể đọc hiểu một báo cáo, tài liệu tham khảo; viết báo cáo; trình bày các ý kiến liên quan đến chuyên môn bằng ngoại ngữ.
3. Về năng lực:
- Có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề liên quan đến chuyên môn; nhận định đánh giá và quyết định phương hướng phát triển nhiệm vụ công việc được giao; xử lý những vấn đề và đề xuất những sáng kiến có giá trị thuộc lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường.
- Có năng lực xây dựng, thẩm định kế hoạch; phát huy trí tuệ tập thể trong quản lý và hoạt động chuyên môn thuộc lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường.
- Có năng lực tự định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh và dẫn dắt chuyên môn thuộc lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường.
- Có năng lực đưa ra được những kết luận mang tính chuyên gia về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ; bảo vệ và chịu trách nhiệm về những kết luận chuyên môn thuộc lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường.
III. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO