THẠC SĨ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

Ngày: 20/04/2023

Tên chương trình đào tạo bằng tiếng Việt: Lý luận và Lịch sử Nhà nước và Pháp luật

Tên chương trình đào tạo bằng tiếng Anh: Theory and History of State and Law

Ngành đào tạo: Luật;                     Mã ngành:  8380106.

Trình độ đào tạo: Thạc sĩ                               

Văn bằng tốt nghiệp: Thạc sĩ Luật

Hình thức đào tạo: Chính quy 

1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật theo định hướng ứng dụng có mục tiêu: Trang bị cho người học kiến thức khoa học nền tảng và chuyên sâu về ngành Lý luận và Lịch sử Nhà nước và pháp luật cũng như tiếp cận với các vấn đề mới, có kỹ năng, phương pháp ứng dụng kiến thức chuyên ngành và phẩm chất đạo đức để hoạt động nghề nghiệp một cách hiệu quả, có khả năng tiếp tục học tập ở bậc học cao hơn.

2. Mục tiêu cụ thể

CO1: Trang bị cho người học những kiến thức nền tảng về khoa học pháp lý; kiến thức nâng cao và chuyên sâu về lĩnh vực Lý luận và Lịch sử Nhà nước và pháp luật theo định hướng ứng dụng.

CO2: Phát triển cho người học kỹ năng đánh giá, tư duy pháp lý, vận dụng kiến thức được học để tiếp cận và giải quyết một cách hiệu quả các công việc, các vấn đề phát sinh trong thực tiễn.

CO3: Người học biết cách tương tác, phối hợp trong làm việc nhóm hoặc có khả năng làm việc độc lập khi thực hiện các hoạt động chuyên môn nghề nghiệp, nâng cao ý thức và đạo đức nghề nghiệp.

3. Chương trình đào tạo

Danh mục các Học phần bắt buộc

Phần Kiến thức chung
1. Triết học (Philosophy)                                           2. Ngoại ngữ (Foreign Language)

Phần Kiến thức cơ sở 

3. Nhà nước hiện đại và quản trị quốc gia               4. Những vấn đề cơ bản về Quyền con người và quyền công dân

5. Kỹ năng và phương pháp nghiên cứu luật học    6. Lịch sử Nhà nước và pháp luật nâng cao

Phần Kiến thức chuyên ngành

7. Nhà nước pháp quyền                                          8. Dịch vụ pháp lý

9. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ở Việt Nam

10.  Kỹ năng xây dựng và áp dụng án lệ, tập quán ở Việt Nam

4. Nội dung một số học phần bắt buộc

1. NHÀ NƯỚC HIỆN ĐẠI VÀ QUẢN TRỊ QUỐC GIA

Học phần cung cấp các kiến thức chuyên sâu về xây dựng và hoàn thiện nền quản trị quốc gia hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả luôn là yêu cầu đặt ra trong xây dựng nhà nước pháp quyền của các quốc gia trên thế giới nói chung, trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam nói riêng, từ đó, người học đánh giá và đề xuất được những giải pháp, chiến lược xây dựng bộ máy nhà nước phải hoạt động hiệu lực, hiệu quả, và ngược lại, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước là một nhiệm vụ của quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền.

2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ QUYỀN CÔNG DÂN

Những vấn đề cơ bản về Quyền con người và quyền công dân là môn học chuyên ngành, cung cấp những kiến thức cơ bản về quyền con người, quyền công dân cũng như pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về quyền con người, quyền công dân. Bên cạnh đó, môn học còn cung cấp kiến thức về nghĩa vụ của các quốc gia trong quá trình thực hiện, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người cũng như các cơ chế giám sát thực hiện quyền con người; đồng thời, giúp người học nắm bắt và liên hệ thực tiễn trong việc thực hiện nghĩa vụ thành viên điều ước quốc tế về quyền con người của Việt Nam.

3. KỸ NĂNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬT HỌC

Môn học nhằm giới thiệu cho người học một số phương pháp nghiên cứu cơ bản trong nghiên cứu khoa học Luật. Ngoài ra, môn học cũng sẽ trang bị cho người học những kỹ năng cần thiết để có thể tiến hành một dự án nghiên cứu (tiểu luận khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn tốt nghiệp…). 

4. LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT NÂNG CAO

Học phần Lịch sử nhà nước và pháp luật nâng cao giúp hệ thống tri thức về bối cảnh lịch sử, quá trình ra đời, hình thành, phát triển hoạt động, phát huy hiệu lực của nhà nước và những đặc trưng, quy luật ra đời, hình thành, phát triển của các nhà nước và pháp luật trong lịch sử, từ đó đánh giá quá trình hình thành và phát triển của bộ máy cưỡng chế của giai cấp thống trị trong xã hội và hệ thống các quy phạm có tính chất bắt buộc chung đối với tất cả các thành viên trong xã hội, do Nhà nước ban hành và được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh của giai cấp đó. Học phần gồm 2 nội dung chính: lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam.

5. NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

Học phần cung cấp cho học viên những nhận thức lý luận về Nhà nước pháp quyền và  xây dựng Nhà nước pháp quyền trong bối cảnh hội nhập quốc tế; các nội dung chủ yếu của cải Nhà nước pháp quyền đang thực hiện ở Việt Nam hiện nay và qua đó nâng cao năng lực nhận diện các vấn đề đặt ra Nhà nước pháp quyền và xây dựng nhà nước pháp quyền, qua đó có khả năng đề xuất phương hướng giải quyết các vấn đề đặt ra trong cải cách hành chính ở Việt Nam nói chung và trong lĩnh vực mà học viên công tác nói riêng.

6. DỊCH VỤ PHÁP LÝ

Học phần cung cấp những kiến thức nền tảng và nâng cao về dịch vụ pháp lý và thủ tục pháp lý; cung cấp cho người học kỹ năng cung cấp những dịch vụ pháp luật nhằm cung cấp các giải pháp để giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan và nảy sinh từ các hoạt động thực tiễn của mỗi cá nhân, cơ quan, doanh nghiệp… cung cấp cho người dân gồm nhiều lĩnh vực như: Kinh tế, thương mại, Hôn nhân và gia đình, lĩnh vực tổ tụng hình sự, dân sự, lao động và việc làm, đất đai và tài nguyên…

7. XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM

Học phần có mục tiêu cung cấp kiến thức để xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; đổi mới căn bản công tác xây dựng và thực hiện pháp luật; phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật để góp phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân. Theo đó, môn học nghiên cứu 06 nội dung định hướng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam và gợi ý nghiên cứu 02 nhóm giải pháp trọng tâm với nhiều giải pháp cụ thể để thực hiện.

8. KỸ NĂNG XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG ÁN LỆ, TẬP QUÁN Ở  VIỆT NAM

Môn Xây dựng và áp dụng Án lệ, tập quán ở Việt Nam là môn học nghiên cứu những tập quan điều chỉnh mối quan hệ pháp lý trong lĩnh vực dân sự và các kiến thức cơ bản của các luật gia trong nghiên cứu, phân tích Án lệ. Môn học cũng cung cấp các kỹ năng cơ bản để xác định, phân tích và áp dụng tập quán, án lệ trong thực tiễn.

Tìm hiểu thêm tại Website: Khoa Luật - Trường Đại học Khoa học (http://law.tnus.edu.vn)

File(s) đính kèm: