THẠC SĨ CÔNG NGHỆ SINH HỌC (Biotechnology)

Ngày: 27/09/2022

Ngành đào tạo: CÔNG NGHỆ SINH HỌC (Biotechnology)

Mã ngành: 60 42 02 01

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Mục tiêu chung:

- Trang bị những kiến thức trình độ cao, nâng cao khả năng nghiên cứu nhằm xây dựng đội ngũ những người làm khoa học có phẩm chất đạo đức, chính trị, có ý thức phục vụ nhân dân, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ của đất nước.

- Trang bị hệ thống tri thức khoa học về công nghệ sinh học để phát triển các kỹ năng ứng dụng của công nghệ sinh học, phát triển khả năng nghiên cứu, giúp người học có trình độ cao về thực hành của ngành công nghệ sinh học

2. Mục tiêu cụ thể:

Về phẩm chất đạo đức

Trung thành với Tổ quốc và nhân dân, yêu ngành, nghề đã chọn, trung thực trong cuộc sống và khoa học, không ngừng phấn đấu cho sự tiến bộ của bản thân và xã hội trong chuyên môn mình đảm nhận và theo đuổi.

Về kiến thức và kỹ năng

- Người được đào tạo có hệ thống kiến thức khoa học về công nghệ sinh học. Họ có khả năng hoạt động nghiên cứu theo chuyên môn một cách độc lập hoặc phối hợp nghiên cứu có hiệu quả với các đồng nghiệp khác ở trong nước và nước ngoài. Họ có khả năng giảng dạy ở mọi trình độ cho các đối tượng có nhu cầu học về chuyên ngành công nghệ sinh học.

- Người được đào tạo biết vận dụng một cách linh hoạt và có hiệu quả các công trình nghiên cứu với việc phát triển kinh tế đất nước cũng như giải quyết các vấn để bức xúc, cấp bách của đất nước về các lĩnh vực liên quan như xã hội, môi trường, nông –lâm - ngư nghiệp, y tế, quốc phòng an ninh…

- Người học có khả năng tham gia nghiên cứu trong các chương trình, dự án cấp quốc gia và quốc tế trong các lĩnh vực liên quan đến công nghệ sinh học.

Về vị trí công tác

Các thạc sĩ chuyên ngành Công nghệ sinh học được đào tạo tại ĐHTN có khả năng giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng có chuyên ngành Sinh học hoặc ngành Công nghệ sinh học, có thể làm việc tại các labo của các viện nghiên cứu, cơ sở sản xuất, cơ sở y - dược, nông nghiệp, quốc phòng…và nhiều vị trí khác có nhu cầu triển khai công nghệ sinh học trong phát triển kinh tế với vị thế là một chuyên gia để tư vấn cho lĩnh vực này.

Tìm hiểu cựu sinh viên khoa Khoa học sự sống: Tại đây

III. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Danh mục các học phần bắt buộc

Kiến thức chung
1 Triết học 2 Tiếng Anh
Kiến thức cơ sở
1 Tin sinh học ứng dụng 2 Công nghệ hoá sinh học
3 Công nghệ sinh học vi sinh vật 4 Sinh học phân tử và Ứng dụng
5 Thiết bị và Thực hành kỹ thuật gen 6 Công nghệ và sinh học tế bào
Kiến thức chuyên ngành
1 Chuyển gen vào cây trồng 2 Công nghệ vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường
3 Bệnh học phân tử ở người và ứng dụng    
Luận văn thạc sĩ


Nội dung một số học phần bắt buộc

Tin sinh học ứng dụng (Applied Bioinformatics)

- Mục tiêu: Người học tiếp cận với những tri thức mới về ứng dụng của công nghệ thông tin trong nghiên cứu sinh học hiện đại.

Sử dụng một số phần mềm để  xử lý số liệu nghiên cứu, nghiên cứu amino acid, cấu trúc protein, enzyme.

- Mô tả tóm tắt nội dung học phần: Học phần được chia thành 5 chương bao gồm: 2 chương đầu giúp người học có thể sử dụng phần mềm Excel để xử lý thống kê số liệu nghiên cứu sinh học; 3 chương sau giúp người học có thể truy cập mạng để xử lý số liệu về sinh học phân tử, tiếp cận với các ngân hàng dữ liệu gen và protein.

Công nghệ hóa sinh học (Biochemical Technology)

- Mục tiêu: Sau khi học xong chuyên đề học viên phải nắm được nhưng khái niệm cơ bản, những nguyên lý và quy trình công nghệ trong các lĩnh vực hóa sinh.

- Mô tả tóm tắt nội dung môn học: Chuyên đề công nghệ hóa sinh trình bày những kỹ thuật cơ bản và những quy trình công nghệ trong sản xuất cũng như nghiên cứu trên các lĩnh vực: Công nghệ gen, công nghệ lên men các sản phẩm kháng sinh và công nghệ sản xuất kháng sinh.

Công nghệ sinh học vi sinh vật  (Microbial Biotechnology)

- Mục tiêu: Trang bị cho học viên những kiến thức về công nghệ sản xuất axit hữu cơ, sản xuất các chất trao đổi bậc một và bậc hai, công nghệ sản xuất insulin, thuốc trừ sâu và xử lý nước thải từ vi sinh vật.

- Mô tả tóm tắt nội dung môn học:  Là môn học trình bày những vấn đề về công nghệ sản xuất các sản phẩm từ vi sinh vật

Sinh học phân tử  và ứng dụng (Molecular Biology and Application)

- Mục tiêu: Cung cấp cho học viên những kiến thức về cấu trúc và chức năng của đại phân tử, chủ yếu là protein và axit nucleic, các quá trình cơ bản liên quan tới protein và axit nucleic trong tế bào sống. những ứng dụng cơ bản trong thực tiễn bao gồm: Đặc điểm và cấu trúc hệ gene; Đại phân tử protein và axit nucleic; Liên kết hoá học cơ bản và vai trò của các liên kết hoá học; Các quá trình và cơ chế phân tử xảy ra trong tế bào sống;  Một số phương pháp sinh học phân tử cơ bản ứng dụng trong thực tiễn.

- Mô tả tóm tắt nội dung môn học: Học phần Sinh học phân tử nghiên cứu cấu trúc và chức năng của các đại phân tử, chủ yếu là protein và axit nucleic, các quá trình cơ bản xảy ra ở mức phân tử liên quan đến protein và axit nucleic. Học phần Sinh học phân tử còn đề cập tới một số phản ứng in vitro liên quan tới axit nucleic, làm cơ sở cho các kỹ thuật di truyền ứng dụng trong thực tế.

Công nghệ và sinh học tế bào (Cell Biotechnology)

- Mục tiêu: Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản, hiện đại, cập nhật, học viên cần nắm được về lý thuyết, biết được các thao tác thực hành cần thiêt và một số quy trình công nghệ có thể ứng dụng.

- Mô tả tóm tắt nội dung môn học: Là môn học trình bày những vấn đề về cấu trúc, chức năng của tế bào; Cấu trúc chức năng của các bào quan ở tế bào nhân chuẩn, sự vận chuyển các chất qua màng tế bào. Đây là môn học liên quan tới nhiều môn học khác trong khoa học sinh học.

Chuyển gen vào cây trồng ( Gene Transformation of Plant)

- Mục tiêu: Học viên được nghiên cứu cơ sở di truyền học của kỹ thuật gen ứng dụng trong thực vật; Hiểu quy trình cơ bản của kỹ thuật tạo vectơ chuyển gen, biến nạp vectơ tái tổ hợp vào tế bào chủ và phân tích sinh vật chuyển gen.

- Mô tả tóm tắt nội dung môn học: Môn học trình bày cơ sở di truyền học của kỹ thuật gen ứng dụng trong thực vật. Những quy trình cơ bản của kỹ thuật tạo vectơ chuyển gen, biến nạp vectơ tái tổ hợp vào tế bào chủ và những thành tựu chuyển gen thực vật

Công nghệ vi sinh trong xử lý môi trường (Microbial Technology in The Environment Treatment)

- Mục tiêu: Trang bị cho người học những kiến thức về vai trò của vi sinh vật với việc xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường; Người học được cập nhật kiến thức về sinh học phân tử của vi sinh vật và công nghệ sử dụng vi sinh vật trong xử lý ô nhiễm môi trường đất và nước.

- Mô tả tóm tắt nội dung môn học: Môn học đề cập đến mối quan hệ giữa vi sinh vật với môi trường đất, nước và vai trò của nó trong xử lý ô nhiễm môi trường, các phương pháp tiếp cận với lĩnh vực nghiên cứu này. Môn học này tập trung trình bày cấu trúc và sinh học phân tử của vi sinh vật và công nghệ sử dụng vi sinh vật trong xử lý ô nhiễm môi trường đất và nước

Tìm hiểu thêm tại Website: Khoa Công nghệ sinh học 

File(s) đính kèm: