VẬT LÝ (GIẢNG DẠY VẬT LÝ - HÓA HỌC BẰNG TIẾNG ANH)

Ngày: 21/04/2023

Chương trình đào tạo: Vật lý  (Chương trình định hướng giảng dạy Vật lý - Hóa học bằng tiếng anh)
Ngành đào tạo: Vật lý                   Mã ngành: 7440102
Trình độ đào tạo: Đại học              Thời gian đào tạo: 3,5 năm                 Tổng số tín chỉ: 125
Tổ hợp môn thi/xét tuyển: Toán, Vật lý, Hóa học (A00); Toán, Vật lý, Tiếng Anh (A01); Toán, Vật lý, Sinh học (A02); Ngữ văn, Vật lý, Hóa học (C05)

I. Mục tiêu đào tạo

1. Mục tiêu chung

    Chương trình trang bị cho người học các kiến thức cơ bản, cốt lõi về lĩnh vực Vật lý và Hóa học, tiếng Anh ở trình độ tương đương với B2 (cấp độ Anh ngữ thứ tư trong khung tham chiếu ngôn ngữ chung Châu Âu) có năng lực sư phạm và các kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục, đào tạo hiện nay ở nước ta; đồng thời có đủ kiến thức và năng lực học tiếp lên các bậc cao hơn và có khả năng tự học để hoàn thiện, nâng cao năng lực chuyên môn trong công việc. Sau khi tốt nghiệp, người học có thể tham gia giảng dạy môn khoa học liên ngành Vật lý - Hoá học bằng tiếng Anh ở trường trung học phổ thông (THPT) và trung học cơ sở (THCS) theo như khung chương trình đào tạo quốc gia mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời có thể đảm nhiệm các công việc nghiên cứu trong các cơ quan nghiên cứu về khoa học liên ngành Vật lý - Hoá học, khoa học giáo dục.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1 Kiến thức

   PLO1: Sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức liên ngành liên quan đến Vật lý và Hoá học ở mức cơ bản và chuyên sâu cũng như tiếng Anh ở trình độ B2 để có thể giảng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh ở trường THPT và THCS.

   PLO2: Sinh viên có thể phân tích, hệ thống và vận dụng những kiến thức tích hợp liên ngành trong Vật lý - Hoá học, kỹ năng thực hành, thực tập, ngoại ngữ, tin học vào thực tế giảng dạy cũng như vận dụng vào công việc nghiên cứu, xây dựng các dự án giáo dục liên ngành Vật lý - Hoá học.

   PLO3: Đạt trình độ bậc 4 (theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT, ngày 24-01-2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

2.2 Kỹ năng

   PLO4: Có phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp; có kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp và làm việc hiệu quả theo nhóm, hội nhập được trong các môi trường làm việc như giáo dục và nghiên cứu;

   PLO5: Có kỹ năng sư phạm, phát triển phương pháp dạy học tích cực, xây dựng quy trình kiểm tra-đánh giá hiệu quả học tập của học sinh, biết lựa chọn và vận dụng phù hợp các phương pháp và công nghệ vào dạy học liên ngành bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh tại trường THPT và THCS;

   PLO6: Phát triển kỹ năng phân tích các kiến thức về môi trường học đường, về các đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, các hoạt động xã hội, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo để đề xuất được các biện pháp và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện của nhà trường;

   PLO7: Sử dụng thành thạo tiếng anh giao tiếp; có vốn tiếng anh chuyên ngành để có thể nghe nói, đọc, viết, dịch tài liệu về Vật lý – Hoá học và các lĩnh vực liên ngành có liên quan. Có khả năng cập nhật liên tục các kiến thức mới về chuyên ngành và nghề nghiệp nhằm nắm bắt kịp thời các nhu cầu và xu thế phát triển của thời đại. Ngoài ra, sinh viên có kỹ năng xây dựng mục tiêu cá nhân, động lực làm việc để phát triển cá nhân và sự nghiệp.

2.3.Mức tự chủ và trách nhiệm

   PLO8: Có ý thức trách nhiệm công dân; có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; có ý thức kỷ luật cao; có tác phong làm việc nghiêm túc; chăm chỉ, tích cực, sáng tạo trong học tập và công việc.

   PLO9: Có phương pháp làm việc khoa học, biết giải quyết những vấn đề mới do thực tiễn đặt ra trong quá trình công tác, từ đó đúc rút được những kinh nghiệm thiết thực, hình thành năng lực tư duy có tính sáng tạo, linh hoạt, nhiệt tình trong công việc.

   PLO10: Có ý thức xây dựng tập thể, có lối sống lành mạnh và cách ứng xử chuẩn mực.

   PLO11: Có khả năng phân tích chương trình giáo dục và quy trình, định hướng phát triển của chương trình giáo dục để vận dụng vào việc xây dựng, phát triển chương trình giáo dục của nhà trường và địa phương cũng như chương trình học phần.

II. Vị trí việc làm

Sau khi tốt nghiệp, người học được cấp bằng Cử nhân Vật lý theo chương trình đào tạo liên ngành Vật lý – Hoá học định hướng giảng dạy bằng tiếng anh có thể làm trong các lĩnh vực sau:

    Làm giáo viên: công tác giảng dạy liên ngành Vật lý - Hoá học, Khoa học tự nhiên ở các trường THPT, THCS và trung học chuyên nghiệp bằng cả tiếng Việt và tiếng anh.

    Làm nghiên cứu viên tại các cơ sở nghiên cứu Quốc gia; các trường Đại học, cao đẳng và các cơ quan khoa học của các tỉnh, huyện, các công ty nhà nước hoặc tư nhân theo hướng phát triển khoa học, chuyển giao công nghệ, các cơ quan trong các lĩnh vực gần khác như: điện tử, công nghệ thực phẩm và hoá chất....

    Làm các công việc liên quan đến Quản lý và phân tích môi trường, và sản xuất công nghiệp như: Trung tâm quan trắc, phòng thí nghiệm tài nguyên môi trường; Bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng, nhà máy sản xuất dược phẩm; Các phòng kiểm định chất lượng sản phẩm (KCS) của hầu hết các công ty, nhà máy, xí nghiệp.

    Có thể tự nghiên cứu, chế tạo và phát triển các sản phẩm, giải pháp hữu ích có tính sáng tạo cao, từ đó khởi nghiệp để thành lập các doanh nghiệp tư nhân,…

III. Đối tác sẽ sử dụng lao động

IV. Thông tin tư vấn – đăng kí xét tuyển

File(s) đính kèm: