Tập huấn lồng ghép giáo dục lối sống sinh thái
Từ ngày 18 đến 21/9/2018 tại thành phố Hội An tỉnh Quảng Nam, 3 Giảng viên Khoa Tài Nguyên và Môi trường đã tham gia khóa tập huấn “Lồng ghép cách tiếp cận sáng tạo vào chương trình giáo dục lối sống sinh thái cho sinh viên”. Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án “Nhân rộng và lồng ghép phương pháp tiếp cận sáng tạo của phong trào sinh thái vào hoạt động của các trường đại học 2018” do Trung tâm phát triển sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E) thực hiện với sự tài trợ của Viện Rosa Luxemburg Stiftung khu vực Đông Nam Á. Bà Bùi Thị Thanh Thủy – Phó giám đốc Trung tâm (C&E) đã có phát biểu khai mạc tại buổi tập huấn.
Trong 4 ngày tập huấn, các học viên đã được các chuyên gia: Thầy Trần Đức Tuấn (Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Giáo dục Phát triển Bền vững IRESD), Thầy Phạm Quốc Lộc (Tiến sĩ Văn Học So Sánh - Cetac academic giáo dục), Thầy Nguyễn Đức Tùng (Viện phó viện môi trường và phát triển bền vững), Cô Nguyễn Thùy Linh (Giám đốc trung tâm Nâng cao năng lực cộng đồng CECEM) chia sẻ về các phương pháp luận và kỹ năng cần thiết để lồng ghép lối sống sinh thái vào bài giảng của mình một cách hiệu quả nhất. Các giảng viên Nguyễn Thị Hồng Viên, Nguyễn Thu Hường, Trần Thị Ngọc Hà đã cùng nhau thảo luận với 35 giảng viên trẻ thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau nhưng cùng có nhiệt huyết và niềm đam mê về lối sống sinh thái có mong muốn lồng ghép vào giảng dạy cho sinh viên đến từ hơn 20 trường đại học trên cả nước như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang.
Các học viên đã được tiếp cận các phương pháp lồng ghép lối sống sinh thái dựa trên các chủ đề rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày như: “du lịch có trách nhiệm”, “sử dụng nguồn nước hợp lý”, “tiêu dùng thực phẩm bền vững”, “sống không rác”, “làm vườn - dễ hay khó”, “mua sắm- đủ hay không đủ - không đủ hay đủ” vào các chương trình giảng dạy cũng như các hoạt động được giới thiệu nhằm giúp thay đổi hành vi của người học, từ đó các giảng viên có thể thông qua thông qua bài giảng, bài tập, đề tài nghiên cứu, mang những kiến thức mà mình đã học được áp dụng trong nghề nghiệp lan tỏa tới công đồng nơi mình sinh sống, học tập và làm việc, gần hơn là áp dụng trong lối sống thường nhật của mình và những người xung quanh để cùng nhau thay đổi nhận thức và hành vi hướng đến lối sống bền vững hơn.
Với mục tiêu tăng cường năng lực cho học viên, gắn kết lý thuyết với thực tiễn, học viên được tham quan An Nhiên Farm và rừng dừa bảy mẫu- cơ sở sản xuất Tân Bamboo, qua chuyến thăm quan thực tế này, học viên đã học được cách ủ phân, làm vườn không khó, sống sinh thái, tái chế xà phòng, làm các vật dụng hàng ngày từ tre...
Tại khóa tập huấn, các học viên được cùng nhau trao đổi và đưa ra các ý tưởng đế xây dựng những bài học cho sinh viên có thể sang tạo ý tưởng, không thụ động và khả năng tiếp thu bài học được cao nhất. Đi từ diễn trình xây dựng bài giảng: phân tích sinh viên xem sinh viên đã có gì, có muốn học hay không?; Xác định mục tiêu bài giảng ví dụ sau 50’ thì sinh viên sẽ rút ra được điều gì; Thiết kế hoạt động trải nghiệm: đây là một trong những bước quan trọng nhất để có thể xây dựng bài học có thành công hay không, các hoạt động được xây dựng cần tạo nên cảm xúc để sinh viên thích thú và có điều khiến họ phải suy nghĩ, trăn trở. Tiếp đến là phân tích và khái quát bài học, giảng viên sẽ đưa ra các câu hỏi liên quan đến trải nghiệm để sinh viên có thể tự đưa ra các suy luận và các bài học. Hoạt động trước khi kết thúc khóa tập huấn là các giảng viên tự thiết kế các hoạt động áp dụng tại ngay chính cơ sở mình đang làm việc.
Kết thúc Khóa tập huấn, thầy Trần Đức Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Giáo dục Phát triển Bền vững IRESD đã Tuyên bố thành lập “Mạng lưới hành động vì sự phát triển bền vững sinh thái và xã hội” nhằm mục đích Tăng cường kết nối và phát triển các mối quan hệ hợp tác vì mục tiêu chuyển hoá bền vững của các cơ sở giáo dục (đại học, phổ thông, giáo dục cộng đồng) ở Việt Nam và cả xã hội Việt Nam làm cho tư duy & lối sống sinh thái, tư duy & lối sống bền vững trở thành hiện thực phổ biến ở Việt Nam.
Với những kiến thức, kinh nghiệm học tập được, các thành viên tham gia khóa tập huấn sẽ cố gắng làm việc hết mình để xây dựng một mạng lưới giới trẻ cùng thực hiện lối sống sinh thái trong công việc, học tập cũng như cuộc sống hàng ngày, lan tỏa đến cộng đồng.
Dưới đây là một số hình ảnh của khóa tập huấn:
Cô Bùi Thị Thanh Thủy - Phát biểu khai mạc khóa tập huấn
Cô Nguyễn Thùy Linh chia sẻ học qua trải nghiệm
Các học viên đi thăm quan học tập tại cơ sở sản xuất Tân Bamboo
Thầy Trần Đức Tuấn Tuyên bố thành lập “Mạng lưới hành động vì sự phát triển bền vững sinh thái và xã hội”
Thu Hương- Hồng Viên - Ngọc Hà
(Khoa Tài Nguyên & Môi trường)