Một ngày hòa mình trải nghiệm ngôn ngữ, văn hóa Hàn Quốc tại TNUS
Ngày 27/05 vừa qua, Trường Đại học Khoa học (TNUS) phối hợp cùng Trường Đại học Khoa học – Xã hội và Nhân văn (USSH), Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức chương trình “Bài giảng chuyên đề và trải nghiệm văn hóa Hàn Quốc dành cho học sinh THPT và sinh viên” và “ Tọa đàm: “ Ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc dưới góc nhìn của sinh viên”. Hai chương trình đều nằm trong chương trình dự án “ Ươm mầm Hàn Quốc học AKS - USSH Hà Nội.
Ảnh 1. Các đại biểu tham dự chương trình trải nghiệm
Tham dự sự kiện về phía Trường Đại học Khoa học – Xã hội và Nhân văn (USSH), Đại học Quốc gia Hà Nội có TS. Lê Thị Thu Giang – Trưởng Khoa Đông phương học, Trưởng ban điều phối Dự án AKS Seed cùng các thầy giáo trong Khoa Đông phương học. Đại diện cho Trường Đại học Hạ Long có TS. Lê Tuấn Sơn, giảng viên Bộ môn Ngôn ngữ Hàn Quốc, Khoa Ngoại ngữ.
Về phía Trường Đại học Khoa học có PGS.TS. Phạm Thế Chính – Phó Hiệu trưởng Nhà trường; TS. Nguyễn Minh Tuấn – Trưởng Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn; TS. Dương Thị Huyền - Trưởng Bộ môn Hàn Quốc học cùng các cán bộ giảng viên và sinh viên của bộ môn. Đặc biệt còn có sự tham gia của hơn 100 bạn học sinh đến từ Trường THPT Lương Ngọc Quyến và THPT Đào Duy Từ.
Ảnh 2: PGS.TS. Phạm Thế Chính – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học phát biểu Khai mạc chương trình
Ảnh 3: TS. Lê Thị Thu Giang – Trưởng Khoa Đông phương học, Trường ĐHKHXH&NV phát biểu chia sẻ tại chương trình
Sự kiện được chia làm 02 phiên sáng và chiều. Trong chương trình ở phiên buổi sáng, các bạn học sinh, sinh viên đã được tìm hiểu về một phần lịch sử, văn hóa đất nước Hàn Quốc thông qua các bài giảng chuyên đề của các giảng viên tới từ Khoa Đông phương học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. Bên cạnh đó, các bạn cũng được trải nghiệm Văn hóa Hàn quốc qua chuỗi hoạt động vô cùng lý thú và bổ ích như: trải nghiệm mặc Hanbok, tự tay gấp Hanbok bằng giấy, các trò chơi dân,… các bạn sinh viên, học sinh đã cùng tham gia tiếp thu văn hóa, trổ tài thủ công và mang về những món quà handmade xinh xắn.
Một số hoạt động tại phiên buổi sáng:
Ảnh 4-8: Các hoạt động trải nghiệm
Tại phiên Tọa đàm buổi chiều, các bạn sinh viên của ngành Hàn Quốc học và nhóm sinh viên của hai trường Đại học Hạ Long, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã cùng báo cáo các đề tài nghiên cứu, đưa ra những góc nhìn của cá nhân về ngôn ngữ Hàn Quốc trước hội đồng nhận xét. Các đề tài tiêu biểu như: Tìm hiều tiếng Hàn từ gốc tiếng Anh thông dụng; Phương pháp học tập tiếng Hàn ngoài giờ lên lớp của sinh viên ; Bất bình đằng giới trong gia đình Hàn Quốc nhìn từ thực tế tới phim ảnh – Trường hợp “Kim Ji-young, sinh năm 1982”; Mâm cúng truyền thống trong ngày tết trung thu của người Hàn Quốc; Ảnh hưởng của văn hoá âm nhạc Hàn Quốc đến sinh viên hiện nay (Nghiên cứu trường hợp đối với sinh viên Đại học Thái Nguyên); Cách gọi tên các món ăn trong văn hoá ẩm thực Hàn Quốc dành cho người Việt;… đã cho thấy những góc nhìn đa chiều, mới mẻ trong việc tiếp cận, tiếp thu về ngôn nhữ và văn hóa Hàn Quốc của các bạn sinh viên theo nhiều khía cạnh khác nhau. Các tác giả của các đề tài đã nhận được các nhiều nhận xét hết sức khách quan, công tâm và vô cùng bổ ích từ phía hội đồng là các chuyên gia, các thầy cô giáo nghiên cứu , giảng dạy về ngôn ngữ, văn hóa của đất nước Hàn Quốc.
Một số hình ảnh tại buổi Tọa đàm:
Ảnh 9-13: Chương trình toạ đàm khoa học
Có thể nói, buổi Tọa đàm là sân chơi học thuật bổ ích nhằm tôn vinh ngôn ngữ, văn hóa Hàn Quốc. Đây cũng là cơ hội để sinh viên các trường đại học tìm hiểu sâu hơn về văn hóa, đất nước Hàn Quốc, đồng thời thể hiện tài năng và bản sắc cá nhân của mình.
Chương trình “Bài giảng chuyên đề và trải nghiệm văn hóa Hàn Quốc dành cho học sinh THPT và sinh viên” và “ Tọa đàm: “ Ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc dưới góc nhìn của sinh viên” đã trở thành cầu nối cho học sinh, sinh viên được hòa nhập vào môi trường học tập, giao lưu thực tiễn và bổ ích. Qua đó, các bạn không chỉ được rèn luyện trau dồi ngôn ngữ mà còn mở rộng các mối quan hệ, học hỏi, tìm hiểu thêm về đất nước Hàn Quốc.
TNUS MEDIA