Dự án quốc tế: Hóa học định hướng tương lai (FOREST)
Dự án "Hóa học định hướng tương lai”, gọi tắt là “Forest”, lấy chữ cái đầu tên dự án "Future Oriented Chemistry". Dự án được tài trợ bởi Erasmus trong khuôn khổ chương trình Nâng cao Năng lực Giáo dục Đại học (KA2) của Erasmus+ năm 2020, đã được bắt đầu triển khai vào tháng 1 năm 2021 với sự hợp tác của 8 trường đại học ở Thụy Điển, Bồ Đào Nha, Italia, Áo, Nga và Việt Nam.
Đối tác tham gia dự án:
Đại học Linkoping, Thụy Điển
Học viện Bách khoa Tomar, Bồ Đào Nha
Đại học Catania, Ý
Đại học Leoben, Áo
Đại học Liên bang miền Nam, Nga
Đại học Liên bang Northern (Bắc Cực), Nga
Đại học Kỹ thuật Nhà nước Novosibirsk, Nga
Đại học Khoa học Thái Nguyên, Việt Nam
Đại học Lâm nghiệp Việt Nam
Dự án sẽ mở ra những triển vọng mới để nâng cao kiến thức về biến đổi khí hậu, công nghệ hóa học ứng dụng và quản lý rừng bền vững. Trong ba năm tới, các đối tác của dự án sẽ cùng hợp tác để phát triển chương trình Thạc sĩ liên ngành mới và các khóa học trong chương trình học tập dài hạn. Các đối tác cũng đang có kế hoạch triển khai các trung tâm xuất sắc (Centers of Excellence) về hóa học ứng dụng và giám sát khí hậu tại mỗi trường đại học đối tác. Tổ chức tập huấn giáo viên giữa các nước đối tác và di chuyển sinh viên để tổ chức trại hè tại hai trường ở Novosibirsk và Hà Nội.
Mục tiêu chung của dự án: là nâng cao chất lượng giáo dục hóa học và khả năng được tuyển dụng của sinh viên tốt nghiệp ngành hóa học của các trường đại học của Việt nam và Liên Bang Nga thông qua việc giới thiệu các chương trình Thạc sĩ hiện đại phù hợp với các quy định của đại học Bologna và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu ở Nga và Việt Nam bằng cách xây dựng năng lực cộng đồng.
Mục tiêu cụ thể của dự án:
1. Để phát triển một chương trình Thạc sĩ liên ngành mới chất lượng cao về Hóa học định hướng tương lai phù hợp với các điều khoản của đại học Bologna và các phương pháp của liên minh Châu Âu
2. Để nâng cao kỹ năng của đội ngũ giảng viên.
3. Thành lập các trung tâm xuất sắc về hóa học định hướng tương lai.
4. Nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về tác động của biến đổi khí hậu và các giải pháp hóa học để giảm thiểu tác động của nó.
Vai trò của TNUS trong dự án:
1. Tham gia xây dựng các chương trình tổng thể về Hóa học hướng tới tương lai với hai lĩnh vực (Hóa học vì môi trường và Hóa học phát triển bền vững) với tư cách là đối tác chính của năm trường đại học (3 trường Đại học Nga và 2 trường Đại học Việt Nam). TNUS sẽ tổ chức chương trình Thạc sĩ trong khuôn khổ dự án FOREST từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 9 năm 2024. Trong thời gian này TNUS sẽ tham gia các hoạt động hội thảo, đào tạo và trao đổi với các đối tác khác.
2. Tham gia đồng chủ trì với Đại học Catania, Italia thành lập 5 trung tâm xuất sắc về hóa học định hướng tương lai tại ba trường đại học Nga và hai trường đại học Việt Nam. TNUS sẽ tổ chức hội thảo / cuộc họp tại TNUS vào tháng 6. 2022 với sự tham gia của 7 đối tác khác.
3. Nhóm TNUS sẽ thành lập một trung tâm xuất sắc của TNUS và quản lý các hoạt động của nhóm nhằm nâng cao năng lực cộng đồng cho người dân địa phương bằng cách chia sẻ kiến thức về biến đổi khí hậu và giảm nhẹ biến đổi khí hậu từ năm 2022 trở đi.
(Nguyễn Thị Thanh Thúy – Khoa Hóa học)