Nghiệm thu cấp Trường giáo trình Xã hội học đại cương

Ngày: 25/05/2025

Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, từng bước hoàn thiện hệ thống học liệu phục vụ đào tạo ngành Công tác xã hội và các ngành Khoa học xã hội nói chung tại Trường, ngày 24 tháng 05 năm 2025, Trường Đại học Khoa học đã tổ chức buổi nghiệm thu giáo trình cấp trường “Xã hội học đại cương”.

Giáo trình do TS. GVC. Tạ Thị Thảo – Phó Trưởng Khoa Khoa Khoa học xã hội & Nhân văn, cùng sự tham gia biên soạn của các giảng viên: ThS. Trần Thị Phương Thảo, ThS. Nguyễn Thị Hồng Trâm. Đây là những giảng viên có chuyên môn và nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu về xã hội học. Giáo trình được xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới đào tạo, nâng cao chất lượng giảng dạy các môn cơ sở ngành, phù hợp với chuẩn đầu ra và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên.

Hội đồng thẩm định đã được thành lập với sự tham gia của các chuyên gia, giảng viên và nhà nghiên cứu có uy tín, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy và biên soạn tài liệu, bao gồm:

1.      PGS.TS. Nguyễn Văn Đăng – Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học – Chủ tịch Hội đồng

2.      TS. Ma Thị Thanh Hiếu – Trường Đại học Khoa học – Uỷ viên thư ký

3.      TS. Lưu Hồng Minh – Nguyên Trưởng Khoa Xã hội học – Học viện Báo chí và Tuyên truyền – Uỷ viên phản biện 1

4.      TS. Lê Thu Hiền – Phó Trưởng Khoa Khoa Công tác xã hội – Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam – Uỷ viên phản biện 2

5.      TS. Nguyễn Đỗ Hương Giang – Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên – Uỷ viên

6.      PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Oanh – Trường Đại học Khoa học – Uỷ viên

7.      TS. Bùi Thanh Minh – Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn – ĐHQG Hà Nội – Uỷ viên

Giáo trình Xã hội học đại cương được xây dựng công phu, bám sát chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có sự kế thừa những thành tựu lý luận cơ bản của ngành xã hội học trong nước và quốc tế, đồng thời gắn kết với các vấn đề thực tiễn xã hội tại Việt Nam. Nội dung giáo trình không chỉ cung cấp kiến thức nền tảng về xã hội học mà còn định hướng phát triển tư duy phản biện và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn nghiên cứu, giảng dạy và làm việc. Hệ thống bài tập, câu hỏi thảo luận trong giáo trình được thiết kế phong phú, khuyến khích sinh viên chủ động học tập, phát triển tư duy phản biện và kỹ năng phân tích xã hội.

Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao tinh thần nghiêm túc, cầu thị và tâm huyết học thuật của nhóm biên soạn. Các thành viên Hội đồng đã đưa ra nhiều nhận xét xác đáng, góp phần hoàn thiện hơn nữa nội dung giáo trình, đảm bảo tính hệ thống, logic và cập nhật. Kết quả nghiệm thu: giáo trình được đánh giá đạt yêu cầu, cho phép đưa vào sử dụng chính thức trong công tác giảng dạy và học tập tại Nhà trường sau khi đã hoàn thiện chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng. 

Phát biểu tại buổi nghiệm thu, đại diện nhóm tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Khoa KHXH&NV và các đơn vị chuyên môn đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình biên soạn. Đồng thời, nhóm tác giả cam kết sẽ tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung theo góp ý của Hội đồng để giáo trình đạt chất lượng cao nhất, phục vụ tốt nhất cho người học. Đây sẽ là động lực to lớn để nhóm tác giả không ngừng hoàn thiện, nâng cao chất lượng học liệu, góp phần đổi mới giáo dục đại học, nâng cao chất lượng đào tạo và phục vụ tốt hơn cho sinh viên, giảng viên.

Một số hình ảnh:

Ảnh 1. TS. Tạ Thị Thảo (Chủ biên) thay mặt nhóm biên soạn báo cáo kết quả biên soạn

Ảnh 2. Hội đồng nghiệm thu giáo trình cấp Trường

Ảnh 3. Tập thể tác giả biên soạn và Hội đồng nghiệm thu

Ảnh 4. Tập thể tác giả biên soạn và Hội đồng nghiệm thu

(Tạ Thị Thảo - Khoa KHXH&NV)